Stress mùa thi – dấu hiệu và cách ứng phó

Trước một kỳ thi, những lo âu, căng thẳng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ở nhiều thí sinh, những lo lắng này đôi khi biến thành trầm cảm gây ảnh hưởng đến thể chất là tinh thần.

Nhận biết dấu hiệu của stress và có những giải pháp điều chỉnh sẽ giúp các thí sinh tránh những tổn thương kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Dấu hiệu nhận biết stress

Thông thường, thí sinh nào cũng cảm thấy căng thẳng, áp lực  trước kỳ thi đại học nhiều thử thách. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu căng thẳng ở mức độ, trầm trọng, các sĩ tử phải báo ngay cho gia đình để nhờ giúp đỡ.

Dấu hiệu của stress  thường thể hiện khá rõ qua những triệu chứng về thể chất như mệt mỏi,  đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, huyết áp rối loạn, đau ngực và buồn nôn. Một số thí sinh khác bị vã mồ hôi, run chân tay, hụt hơi, chứng bụng, nóng cổ, trào ngược.

Đối diện với stress

Cuộc chiến chống chọi với stress không hề dễ dàng, nhất là ở lứa tuổi 18 chưa có nhiều kinh nghiệm như các sĩ tử. Khi rơi vào tình huống này, các sĩ tử hãy dũng cảm thừa nhận vấn đề của mình, không nên che giấu mà nỗ lực vượt qua.

Khi có những biểu hiện trầm cảm như trên, điều đầu tiên các em cần làm là chia sẻ với gia đình của mình để tìm kiếm sự giúp đỡ. Sự yêu thương và che chở của gia đình là “vũ khí” lợi hại để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tiếp đến, các sĩ tử nên chủ động loại bỏ những tác nhân làm bản thân căng thẳng. Nếu đã nhận ra rằng kỳ vọng quá lớn vào cuộc thi và khối lượng kiến thức khổng lồ là nguyên nhân khiến bạn lo âu thì hãy chủ động giảm cường độ và tần suất học tập. Thậm chí, bạn có thể dừng hẳn việc ôn luyện trong một ngày để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn vì thử cử là quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn sức khỏe của bạn.

Nếu cảm thấy căng thẳng thần kinh, các thí sinh có thể tìm đến một góc nhỏ thư thái, yên tĩnh, sau đó ngồi xuống và tập trung vào hơi thở của bản thân. Lúc này, hãy tập hít thở sâu để cung cấp oxy cho mọi tế bào trong cơ thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Theo đó, bạn có thể ngồi trên một cái ghế thoải mái ở tư thế thẳng đứng rồi giữ một trong hai bàn tay của bạn trên dạ dày và bàn tay kia trên ngực. Hít một cách chậm rãi. Nhớ hít thở từ bụng thay vì ngực. Hít một hơi thật sâu qua mũi và sau đó giữ hơi thở trong vài giây. Thở ra qua miệng nhưng làm chậm. Nếu bạn mất 4 giây để hít phải mất 8 giây để thở ra. Chỉ cần tập trung hoàn toàn vào hơi thở của bạn và quên đi mọi thứ khác.

Tập thể dục được xem là “bài thuốc tiên” để bạn vượt qua những áp lực, căng thẳng. Theo kết quả khảo sát, những người tập thể dục thường xuyên ít có khả năng gặp phải lo lắng hơn những người không tập thể dục. Tập thể dục làm giảm hormone căng thẳng, giải phóng endorphin cải thiện tâm trạng của và hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên. Tập thể dục còn giúp bạn cải thiện giấc ngủ, giúp bạn tạm gác hết mọi lo lắng của kỳ thi.

Khóc thật to cũng là cách để giải tỏa những căng thẳng. 

Nếu thấy quá căng thẳng, các sĩ tử hoàn toàn có thể khóc lên. Việc giải phóng căng thẳng bị dồn nén qua giọt nước mắt cũng giống như rửa sạch bảng màu cảm xúc của bạn một cách sạch sẽ. Khóc thậm chí có thể kích thích cơ thể sản xuất endorphins, loại hormone giúp cải thiện tâm trạng của các sĩ tử. Vì vậy, đừng cố ngăn cản nước mắt nếu bạn cảm thấy rất căng thẳng và muốn giải tỏa bằng cách khóc thật to.

Viết nhật ký có thể giúp bạn bình tĩnh và khống chế được hàng loạt cảm xúc như tức giận, buồn bã và mất mát. Viết về những cảm xúc của bạn thậm chí có thể giúp bạn chữa khỏi những căng thẳng và chấn thương tâm lý. Thay vì chỉ đơn giản là đưa thông tin về cảm xúc của bạn trong nhật ký, điều quan trọng là phải tìm kiếm ý nghĩa thông qua kinh nghiệm bản thân bạn đã trải qua.

Cuối cùng, nếu nhận thấy vấn đề stress của mình quá trầm trọng, các thí sinh có thể tham vấn tâm lý với các chuyên gia. Nhờ sự hỗ trợ của những người có chuyên môn, các em dễ dàng nói ra những khúc mắc trong lòng để tìm cách tháo gỡ và sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới.

    Đăng ký ôn tập 1 kèm 1 miễn phí