Động lực từ những nghị lực phi thường mùa thi

Những câu chuyện thật về các sĩ tử vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ để tiến vào cánh cửa đại học chính là minh chứng cho sức mạnh của ý chí con người và truyền đi động lực vượt khó giữa mùa thi.

Mỗi mùa thi, câu chuyện về những tấm gương học sinh vượt khó vào giảng đường luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội tạo ra niềm xúc động lớn. Nghị lực phi thường và khát khao học tập của học sinh này luôn lan tỏa và trở thành nguồn sức mạnh cho hàng triệu sĩ tử.

Cô gái ung thư xương vào giảng đường

Nghị lực của nữ sinh Trần Thị Thanh (quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh) khiến ai cũng khâm phục. Năm lớp 10, Thanh phát hiện em bị ung thư xương và liên tiếp trải qua bảy lần mổ chân và hai năm mang lồng sắt ở chân trái. Dù vậy, những đớn đau về thể xác, những âu lo về tinh thần không thể đánh gục nghị lực của cô gái trẻ.

“Vì cha mẹ còng lưng chạy chữa cho mình, vì tương lai mà mình hằng ao ước và vì giấc mơ chiến thắng nghịch cảnh, mình trở lại trường vùi đầu vào học tập”, Thanh chia sẻ.

Cô gái giàu nghị lực theo đuổi đến cùng ước mơ vào đại học.

Trong quá trình ôn thi, cha mẹ đi làm thợ hồ ở Sài Gòn, Thanh sống với ông bà ngoại đã lớn tuổi ở quê và tự mình lo cho cuộc sống bản thân. Thanh tự chạy xe đạp điện đi học và đêm nào cũng thức đến khuya để “cuốc cày” bài vở bởi bạn bị dang dở một năm học do chữa bệnh. Suốt ba năm THPT, không dưới chục lần Thanh bị ngã xe đạp điện do chân vẫn không thể đi lại như trước nhưng Thanh không bỏ cuộc.

Ròng rã ba năm trời, đến năm 2020, Thanh đã trở thành tân sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Cậu trò bán vé số, vác gạch… để được đi học

Cha mất sớm vì tai nạn giao thông, cậu học sinh Nguyễn Hữu Tài (ở huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) vất vả làm đủ mọi công việc để giúp mẹ nuôi em.

Tài bán vé số dạo ở xóm và quanh chợ quê. Mỗi ngày bạn bán được khoảng 100 vé. Bất kể ngày mưa hay nắng gì cũng phải đi bán. Nhờ vậy, sau ba tháng hè Tài tiết kiệm cũng được 3 triệu đồng, phụ mẹ chi phí học hành. Không những thế, Tài còn làm thêm nhiều nghề như lượm hột vịt, giữ em mướn, thợ hồ, vác gạch, dọn vườn…

“Có khi dọn vườn, chân tay bị sưng và chảy máu, lúc đó em tủi thân khóc tại vườn vì nhớ đến cha, ước gì cha còn sống…”, Tài vừa bật lửa thắp nén hương cho cha vừa kể lại.

Làm đủ nghề để có tiền đi học, Tài đã bước chân vào giảng đường đại học.

Vượt qua hết mọi khó khăn, nam sinh Nguyễn Hữu Tài đã chiến thắng trong kỳ thi và bước chân vào giảng đường Đại học Cần Thơ. Với Tài, khó khăn vẫn còn đầy rẫy phía trước trong 4 năm đại học nhưng Tài tin mình sẽ vượt qua nhờ sự nỗ lực và ý chí của mình.

Cô gái khiếm thị vào hai ngành đại học

Bạn Lê Hương Giang, sinh năm 1995, sống tại Hà Nội, bị khiếm thị bẩm sinh nhưng không khuất phục bóng tối. Vượt lên trên số phận, Giàng đang theo học  2 ngành là tâm lý học và báo chí truyền thông của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Hương Giang cũng từng muốn an phận với suy nghĩ chỉ cần sống vui vẻ, lạc quan, sống cho bản thân là đủ. Tuy nhiên, vào năm lớp 11, cô gái có cơ hội đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi thách thức về công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật tại Hàn Quốc. Trong cuộc thi này, Giang được gặp nhiều bạn với các dạng tật khác nhau đến từ 80 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có bạn nằm dưới sàn do bị liệt toàn thân, chỉ cử động được đôi bàn tay nhưng tại cuộc thi đã đạt giải cao. Khi đó, Giang nghĩ chỉ sống tốt, sống vui vẻ là chưa đủ mà còn phải truyền sự lạc quan này đó với nhiều người hơn nữa. Vì thế, Giang có thêm động lực vượt qua khó khăn.

Theo Hương Giang, khó khăn với những người khuyết tật vẫn là sự kỳ thị của mọi người. Mỗi lần đi bộ, chẳng may gậy chọc vào cái thúng, cái mẹt của người ta là nhận về ngay câu gắt “Mù thì ra đường để làm gì?”…

Giang muốn truyền năng lượng tích cực đến cộng đồng.

“Cái mình thấy sợ là cách đối xử của mọi người. Các bạn sáng mắt luôn trêu chọc, không chơi với mình, thể hiện sự kỳ thị. Thậm chí, có người nói rằng mù như mình sau này chỉ làm xoa bóp bấm huyệt. Dường như đó là suy nghĩ của rất nhiều người, bởi cách đây vài năm khi mình đi thực tế tại một địa phương, có người cũng nói, ở chỗ họ, người mù chỉ làm được 2 việc là thầy bói và hát rong” – Giang kể.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn thử thách nhưng Hương Giang luôn vượt qua và tin rằng “Mình sinh ra để làm điều kỳ diệu”. Cô nữ sinh này mong muốn đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và truyền đi những năng lượng tích cực.

Nữ sinh mồ côi cha mẹ vào đại học

Mẹ gặp bạo bệnh mất khi đang học lớp 10, chưa đầy một năm sau, cha cũng qua đời, Phan Thị Nguyễn Nhi (18 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) từng muốn bỏ học giữa chừng, nhưng nhớ tới lời dặn của hai đấng sinh thành, bạn đã vươn lên trúng tuyển Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, ngành công nghệ hóa học. vừa trúng tuyển Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, ngành công nghệ hóa học.

Lúc 8 tuổi, trong khi bạn bè đồng trang lứa còn mải vui chơi sau giờ học, Nhi đã phụ giúp cha rửa xe cho khách để kiếm thêm tiền. Cha Nhi không có việc làm ổn định, ai kêu gì làm đó, từ sửa xe, phá dỡ nhà cửa, phụ hồ, bê vác đồ đạc. Làm việc nặng trong thời gian kéo dài khiến ông mắc nhiều thứ bệnh. Trong khi đó mẹ Nhi sức khỏe yếu, chỉ làm việc ở nhà, một thời gian dài mắc bệnh tim, giãn tĩnh mạch, ung thư dạ dày…

Tuổi thơ khốn khó là động lực để Nhi quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Trong suốt lúc ôn thi, Nhi cố gắng trấn an bản thân để áp lực, sự căng thẳng càng đè nặng và đạt kết quả tốt, tiến đến giảng đường và tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân.

    Đăng ký ôn tập 1 kèm 1 miễn phí