Thông tin tuyển sinh trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE) năm 2025

Năm 2025, trường Đại học Xây dựng Hà Nội dự kiến tuyển sinh 4.700 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT

Phương thức 3: Xét kết quả các kì thi do các cơ sở GD khác tổ chức

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng

Năm 2025, trường Đại học Xây dựng dự tính tuyển sinh cho 8 ngành đào tạo mới bao gồm: Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ; Thiết kế thời trang; Công nghệ thông tin/ An toàn thông tin; Khoa học dữ liệu; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Quản lý tài sản; An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Đề án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Xây dựng Hà Nội sẽ được công bố sau. Các em tham khảo thông tin tuyển sinh 2025 được đăng tải bên dưới.

Phương thức xét tuyển năm 2025

1
Điểm thi THPT

Quy chế

Xét tuyển ở tất cả các ngành, chuyên ngành. Các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật sử dụng kết quả thi môn Vẽ Mỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Trường), hoặc sử dụng kết quả thi môn Vẽ Mỹ thuật của một số cơ sở giáo dục đại học khác tổ chức với điểm quy đổi về thang điểm môn Vẽ Mỹ thuật của Trường.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế Tiếng Anh (Tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.5 trở lên (các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển) có thể sử dụng để thay thế môn Tiếng Anh (Tiếng Pháp) trong tổ hợp xét tuyển. Không xét tuyển với các chứng chỉ có hình thức thi ”Home Edition”.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7340410 Quản lý tài sản (mới)
2 7850203 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (mới)
3 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (mới)
4 7480201_02 Công nghệ thông tin/ An toàn thông tin (mới)
5 7210403 Thiết kế đồ hoạ (mới)
2
Điểm học bạ

Quy chế

Xét tuyển ở các ngành, chuyên ngành trừ các ngành/chuyên ngành có xét tuyển môn Vẽ Mỹ thuật.

Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm cấp THPT của các môn trong tổ hợp xét tuyển tương ứng (áp dụng chung cho cả thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2025 và thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2025);

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế Tiếng Anh (Tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.5 trở lên (các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển) có thể sử dụng để thay thế môn Tiếng Anh (Tiếng Pháp) trong tổ hợp xét tuyển. Không xét tuyển với các chứng chỉ có hình thức thi ”Home Edition”.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7460108 Khoa học dữ liệu (mới)
2 7480201_02 Công nghệ thông tin/ An toàn thông tin (mới)
3 7210403 Thiết kế đồ hoạ (mới)
4 7510605_01 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng/ Logistics đô thị
5 7340409 Quản lý dự án
3
Điểm Đánh giá Tư duy

Quy chế

Xét tuyển ở các ngành/chuyên ngành trừ các ngành/chuyên ngành có xét tuyển môn Vẽ Mỹ thuật.

Nhóm 1: Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2024, 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm Đánh giá Tư duy

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7460108 Khoa học dữ liệu (mới) K00
2 7480201_02 Công nghệ thông tin/ An toàn thông tin (mới) K00
3 7210404 Thiết kế thời trang (mới) K00
4 7210403 Thiết kế đồ hoạ (mới) K00
5 7510605 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng K00
4
Điểm ĐGNL ĐH Sư phạm HN

Quy chế

Xét tuyển ở các ngành/chuyên ngành trừ các ngành/chuyên ngành có xét tuyển môn Vẽ Mỹ thuật.

Nhóm 2: Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025 do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL ĐH Sư phạm HN

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7580302_01 Quản lý xây dựng/ Kinh tế và quản lý đô thị
2 7520101_04 Kỹ thuật cơ khí/ Kỹ thuật ô tô
3 7520101_03 Kỹ thuật cơ khí/ Kỹ thuật cơ điện
4 7480101 Khoa học Máy tính
5 7480201 Công nghệ thông tin
5
Điểm Đánh giá đầu vào V-SAT

Quy chế

Xét tuyển ở các ngành/chuyên ngành trừ các ngành/chuyên ngành có xét tuyển môn Vẽ Mỹ thuật.

Nhóm 3: Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025 do các Trường Đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm Đánh giá đầu vào V-SAT

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7580101 Kiến trúc
2 7580102 Kiến trúc cảnh quan
3 7580101_02 Kiến trúc/ Kiến trúc công nghệ
4 7580103 Kiến trúc nội thất
5 7580105 Quy hoạch vùng và đô thị
6
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

Tuyển thẳng:

Tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT:

Tuyển thẳng theo Đề án của Trường:

a) Thí sinh là học sinh hệ chuyên (3 năm học lớp 10, 11, 12) của các trường THPT chuyên toàn quốc, các trường THPT trọng điểm quốc gia có bình quân điểm trung bình chung học tập năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên, tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào trường theo ngành/chuyên ngành phù hợp với môn chuyên mà thí sinh theo học;

b) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT đạt từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT đạt từ 26 điểm trở lên (các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển) được xét tuyển thẳng vào Trường;

c) Học sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học được các Trường chuyển về học.

Ghi chú: Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển thẳng vào các ngành/chuyên ngành có xét tuyển môn Vẽ Mỹ thuật phải dự thi môn Vẽ Mỹ thuật do Trường tổ chức và đạt từ 6,0 điểm trở lên.

Ưu tiên xét tuyển:

Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GDĐT:

Ưu tiên xét tuyển theo Đề án của Trường:

Thí sinh đoạt các giải nhất, nhì, ba các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các môn đoạt giải gồm: Toán (Tin học), Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh (Tiếng Pháp), Địa lý được ưu tiên xét tuyển theo ngành/chuyên ngành phù hợp với môn đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức ƯTXT, XT thẳng

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7580101 Kiến trúc
2 7580102 Kiến trúc cảnh quan
3 7580101_02 Kiến trúc/ Kiến trúc công nghệ
4 7580103 Kiến trúc nội thất
5 7580105 Quy hoạch vùng và đô thị

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Tại đây

File PDF đề án

  • Tải file PDF thông tin tuyển sinh năm 2025 Tại đây
  • Tải file PDF đề án năm 2024 Tại đây

Giới thiệu trường

Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
  • Tên trường: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Tên viết tắt: HUCE
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Civil engineering
  • Địa chỉ: Số 55 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Website: https://huce.edu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/truongdhxaydung

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, trường phải rời Thủ đô Hà Nội đi sơ tán ở nhiều nơi trên các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú... Cuối năm 1983, trường  chuyển về Hà Nội nhưng vẫn còn phân tán ở 4 khu vực: Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa và Đồng Tâm; đến năm 1991 trường mới tập trung tại Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 2014, Trường đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo thực nghiệm tại Hà Nam với diện tích trên 24ha.

Trải qua hơn 65 năm đào tạo, 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo các ngành, các bậc học từ đại học đến tiến sĩ trong lĩnh vực Xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đang tập trung mọi cố gắng để đào tạo ra đội ngũ kĩ sư, kiến trúc sư năng động, sáng tạo, có khả năng giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Tính đến tháng 6/2024 đội ngũ có 897 người, trong đó có 635 giảng viên, 04 trợ giảng, 168 viên chức Hành chính, 43 cán bộ hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, 47 lao động hợp đồng theo Nghị định 111. 69 GS và PGS, 277 người có trình độ TS trở lên, 421 Thạc sĩ. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đang đào tạo 45 ngành/chuyên ngành ở trình độ đại học, 25 ngành/chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ và 19 ngành/chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ.

Đến nay, trường đã đào tạo cho đất nước trên 80.000 kĩ sư, kiến trúc sư, trên 8.000 thạc sĩ và tiến sĩ đồng thời thực hiện nhiều đề tài khoa học, các dự án lớn và chuyển giao công nghệ.