Đề án tuyển sinh Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) năm 2025

Năm 2025, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) tuyển sinh theo 3 phương thức sau đây:

Một là xét tuyển thẳng, áp dụng với học sinh thuộc một trong các nhóm: là diện chính sách, được tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đạt giải ba trở lên trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia; giải nhất trở lên trong kỳ thi khoa học kỹ thuật quốc gia.

Hai là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 với bốn tổ hợp, gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh), không có sự chênh lệch giữa các tổ hợp. Không có điểm chênh lệch giữa các tổ hợp xét tuyển. Các môn trong tổ hợp là hệ số 1

Ba là Xét tuyển kết hợp áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 và cho các thí sinh như sau:

(1) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào ĐHCQ năm 2025.

Thí sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của ĐHKTQD thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT.

(2) Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA) từ 85 điểm trở lên hoặc đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM (V-ACT) từ 700 điểm trở lên hoặc có điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội (TSA) từ 60 điểm trở lên hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với một trong các điểm thi HSA/V-ACT/TSA nêu trên.

+ Các điểm thi HSA/V-ACT/TSA có thời hạn trong các năm 2023, 2024, 2025

+ Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS/TOEFL iBT/TOEIC được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào ĐHCQ năm 2025.

(3) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Đại học.

Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS/TOEFL iBT/TOEIC được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào ĐHCQ năm 2025.

>> Xem chi tiết điểm cộng ưu tiên, điểm khuyến khích Đại học Kinh tế Quốc dân 2025 TẠI ĐÂY

Phương thức xét tuyển năm 2025

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

Tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GD&ĐT và của Đại học, cụ thể như sau:
 Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 với bốn tổ hợp, gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh), không có sự chênh lệch giữa các tổ hợp xét tuyển. Các môn trong tổ hợp là hệ số 1

Quy chế

+ ĐHKTQD xét tuyển (đối với từng thí sinh) theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các NV đã đăng ký (NV1 là NV ưu tiên cao nhất). Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng (NV) theo mã ngành/chương trình của Đại học và chỉ trúng tuyển 01 (một) NV có ưu tiên cao hơn và sẽ không được xét các NV có mức độ ưu tiên tiếp theo.

+ ĐH KTQD xét tuyển theo mã ngành/chương trình, lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt thứ tự NV giữa các thí sinh.

+ Điểm xét tuyển theo thang 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân.

+ ĐHKTQD không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.

+ Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy gồm: chính quy đại học/hệ chuẩn và liên thông chính quy (cao đẳng – đại học; đại học – đại học/văn bằng 2) được linh hoạt điều chuyển, đảm bảo tổng chỉ tiêu không vượt tổng chỉ tiêu đã đăng ký và công bố.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7320108 Quan hệ công chúng A00; A01; D01; D07
2 7220201 Ngôn ngữ Anh A00; A01; D01; D07
3 7340408 Quan hệ lao động A00; A01; D01; D07
4 7380109 Luật thương mại quốc tế A00; A01; D01; D07
5 7480202 An toàn thông tin A00; A01; D01; D07
2
Điểm ĐGNL HN

Đối tượng

Nhóm 2: gồm các thí sinh có điểm thi Đánh giá năng lực HSA của ĐHQG Hà Nội

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh đạt HSA từ 85 điểm trở lên

Các điểm thi HSA/V-ACT/TSA có thời hạn trong các năm 2023, 2024, 2025

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 EP03 Phân tích dữ liệu kinh tế (EDA)
2 7340401 Khoa học quản lý
3 7340301 Kế toán
4 7480101 Khoa học máy tính
5 7810201 Quản trị khách sạn
3
Điểm ĐGNL HCM

Đối tượng

Những thí sinh có điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM.

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh đạt ĐGNL HCM từ 700 điểm trở lên

Các điểm thi HSA/V-ACT/TSA có thời hạn trong các năm 2023, 2024, 2025

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HCM

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 7340401 Khoa học quản lý
2 7340301 Kế toán
3 7480101 Khoa học máy tính
4 7810201 Quản trị khách sạn
5 7340101 Quản trị kinh doanh
4
Điểm Đánh giá Tư duy

Đối tượng

Những thí sinh có điểm thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh đạt TSA từ 60 điểm trở lên

Các điểm thi HSA/V-ACT/TSA có thời hạn trong các năm 2023, 2024, 2025

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm Đánh giá Tư duy

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 EP03 Phân tích dữ liệu kinh tế (EDA) K00
2 7340401 Khoa học quản lý K00
3 7340301 Kế toán K00
4 7480101 Khoa học máy tính K00
5 7810201 Quản trị khách sạn K00
5
Chứng chỉ quốc tế

Đối tượng

(1) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào ĐHCQ năm 2025.

Thí sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của ĐHKTQD thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT.

(2) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với một trong các điểm thi HSA/V-ACT/TSA.

+ Các điểm thi HSA/V-ACT/TSA có thời hạn trong các năm 2023, 2024, 2025

+ Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS/TOEFL iBT/TOEIC được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào ĐHCQ năm 2025.

(3) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Đại học.

Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS/TOEFL iBT/TOEIC được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào ĐHCQ năm 2025.

Lưu ý: phương thức xét tuyển kết hợp không xét tuyển đối với tất cả các chứng chỉ có hình thức thi “home edition”.

Quy chế

1) Hình thức tuyển sinh

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp trực tuyến/online theo thông báo chi tiết của ĐHKTQD

2) Quy đổi chứng chỉ tiếng anh quốc tế

IELTS TOEFL iBT TOEIC (L&R/S/W) Điểm quy đổi
7.5 - 9.0 102 trở lên 965/190/190 trở lên 10
7.0 94 - 101 945/180/180 9.5
6.5 79 - 93 890/170/170 9.0
6.0 60 - 78 840/160/160 8.5
5.5 46 - 59 785/160/150 8.0

Điểm xét tuyển theo thang 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân

ĐHKTQD không sử dụng kết quả miễn thi bài thi ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Chứng chỉ quốc tế

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 CLC2 Kinh tế Đầu tư; Quản trị nhân lực; Quản trị Kinh doanh; Quan hệ công chúng
2 EP03 Phân tích dữ liệu kinh tế (EDA)
3 7480101 Khoa học máy tính
4 7340405 Hệ thống thông tin quản lý
5 7340301 Kế toán
6
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

1. Xét tuyển thẳng 

Xét tuyển thẳng áp dụng cho các đối tượng theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo quy định của ĐHKTQD, cụ thể như sau:

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào ngành thí sinh đăng ký theo chỉ tiêu phân bổ của ĐHKTQD.

Thí sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào các ngành theo danh mục thông báo của ĐHKTQD.

2. Ưu tiên xét tuyển

Đối với thí sinh diện được xét tuyển thẳng tại mục nêu trên nếu không sử dụng quyền được tuyển thẳng thì khi và chỉ khi xét tuyển theo phương thức sử dụng (thuần) tổ hợp điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được cộng điểm ưu tiên xét tuyển vào tổng điểm xét tuyển theo giải thí sinh đạt được, cụ thể là:

Giải nhất: được cộng 2,0 (hai) điểm

Giải nhì: được cộng 1,5 (một phẩy năm) điểm

Giải ba: được cộng 1,0 (một) điểm

Lưu ý: Thí sinh diện được tuyển thẳng nếu không sử dụng quyền được tuyển thẳng, không được cộng điểm ưu tiên xét tuyển nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp.

Đối với thí sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình dự bị của các Trường dự bị đại học và tốt nghiệp THPT năm 2024 được ưu tiên xét tuyển với mức điểm trúng tuyển thấp hơn không quá 01 (một) điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển (quy đổi theo thang 30) của mã ngành/chương trình theo các phương thức xét tuyển tương ứng năm tuyển sinh 2024 hoặc năm 2025 (nếu thí sinh có điểm năm 2025) của ĐHKTQD. Điểm xét tuyển của học sinh dự bị bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng tuyển sinh.

Điều kiện xét tuyển

Thời gian đạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025. Được xét tuyển thẳng vào ngành thí sinh đăng ký theo chỉ tiêu phân bổ của Đại học Kinh tế quốc dân

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức ƯTXT, XT thẳng

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 EP03 Phân tích dữ liệu kinh tế (EDA)
2 7480101 Khoa học máy tính
3 7340301 Kế toán
4 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
5 7810201 Quản trị khách sạn
7
Điểm xét tuyển kết hợp

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm xét tuyển kết hợp

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp
1 EP03 Phân tích dữ liệu kinh tế (EDA)
2 7340401 Khoa học quản lý
3 7340301 Kế toán
4 7480101 Khoa học máy tính
5 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Đại học Kinh tế quốc dân các năm Tại đây

File PDF đề án

Giới thiệu trường

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Tên trường: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Tên tiếng anh: National Economics University
  • Mã trường: KHA
  • Tên viết tắt: NEU
  • Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: http://www.neu.edu.vn

Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 01 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên Trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.

Tháng 01 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên Trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: 1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:

  • Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.
  • Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.
  • Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng của các nước như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan...

 Trường cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như SIDA (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)...

 Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học tự chủ toàn diện, đi tiên phong trong chuyển đổi số, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp, có vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế.